Thị trường Sừng hồng hoàng

Từ năm 2012, những dấu hiệu cảnh báo xuất hiện, chỉ trong năm 2013 đã có đến 6.000 con chim bị bắn chết để lấy sừng ở Tây Borneo. Nhu cầu về sừng đỏ của hồng hoàng mũ cát đã bùng nổ. Những sản phẩm từ sừng hồng hoàng loài chim này được bán với giá gấp năm lần giá sản phẩm từ ngà voi, giá trị của nó khoảng 6.150USD/kg (tức đắt gấp 3 lần ngà voi). Chúng được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, và Hong Kong đóng vai trò quan trọng trong thảm kịch đón đợi hồng hoàng mũ cát. Sừng của loài chim này là nguyên do khiến nó bị săn lùng. Sản phẩm chế tác từ mỏ chim hồng hoàng thực sự là thứ mà các đại gia Trung Quốc mong mỏi có được nhằm thể hiện đẳng cấp thượng lưu.

Mỗi năm, hàng nghìn con chim mỏ sừng bị giết để lấy sừng và các tay săn trộm thường bán đầu chim sang Trung Quốc. hàng nghìn con chim tê điểu bị giết để lấy ngà và các tay săn trộm thường bán đầu chim sang Trung Quốc. Chỉ trong vòng 2 năm, các nhà chức trách đã thu được 2.100 đầu chim tê điểu từ các tổ chức buôn lậu ở Trung Quốc và Indonesia. Trong năm 2012-2014, các nhà chức trách đã thu được 1.111 chiếc sừng từ tổ chức buôn lậu ở West Kalimantan, Indonesia. Ông Yokyok Hadiprakarsa, nhà nghiên cứu chim mỏ sừng, ước tính khoảng 6.000 con chim bị giết hàng năm ở Đông Á. Khác với nạn săn ngà voi và sừng tê giác đang trở thành tâm điểm chú ý, việc giết tê điểu lấy sừng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà chức trách.

Nhu cầu sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát bắt đầu giảm dần vào đầu thế kỷ XX, và ngừng hoàn toàn vào những năm 1950. Nghề thủ công bị mai một và loài chim được tự do phát triển. Nhưng nhu cầu lớn về vật liệu quý này đến từ Trung Quốc, các vụ bắt giữ những sản phẩm từ sừng hồng hoàng mũ cát ngày càng tăng ở Trung Quốc. Các công dân Trung Quốc thường du lịch đến Indonesia để việc buôn bán được dễ dàng hơn, và Hong Kong là điểm trung chuyển chủ chốt. Dù những món hàng có giá đến hàng triệu USD, và bất chấp tình trạng nguy cấp của loài chim, các khoản tiền phạt và án phạt đối với việc buôn lậu qua Hong Kong quá nhẹ để hoạt động như một biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Khi số lượng loài chim này ở Indonesia sụt giảm, việc săn trộm sẽ lan sang Malaysia và Thái Lan.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sừng hồng hoàng http://www.acstones.com/gemofmonth/2005/gemofmonth... http://www.tribalartsdirectory.com/ArtAreas/home.n... http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/... http://danviet.vn/the-gioi/dai-gia-trung-quoc-va-c... http://giadinh.net.vn/xa-hoi/dieu-it-biet-ve-loai-... https://vnexpress.net/khoa-hoc/loai-chim-co-chiec-... https://vnexpress.net/khoa-hoc/thoi-quen-khien-chi... https://web.archive.org/web/20050307171936/http://... https://news.zing.vn/con-khat-sung-do-bi-kich-tuye...